QUÀ XUÂN BẤT
NGỜ
Mùa xuân qua từ lâu, dù đã trể tôi vẫn quyết định
viết bài này, nếu không tôi là người vô tình trước một tấm
lòng . Phải viết thật chân thành thể hiện lòng trân trọng trước
món quà xuân quí và bất ngờ này.
Trước tết, khoảng 18 tháng chạp tôi
nhận một cuộc điện thoại của một người bạn từ rất lâu lúc khởi bệnh tim tôi
không còn liên lạc.
– Anh cho biết địa chỉ để tôi gởi tặng
một bức thư pháp nhân dịp xuân về. Tôi đã viết từ lâu nhưng đến nay mới tìm
được số điện thoại của anh.
Thật bất ngờ khi nghe được
giọng nói ấy và nhã ý của Chị ( xin phép được gọi là Chị không nêu tên), vẫn
giọng nói nhẹ nhàng trầm ấm ngày nào. Bốn năm rồi không gặp cũng không liên
lạc, ngỡ rằng sẽ không bao giờ gặp lại. Đôi lúc rảnh rỗi lục lại bút tích kỷ
niệm, đọc những câu thư pháp Chị viết, tôi thật nhớ về Chị, một người phụ nữ
thành phố dịu hiền, chân tình, không chút kiêu sa. Đặc biệt nét thư pháp chân
phương mềm mại đã thu hút tôi về một vẻ đẹp bình dị của thư pháp Việt. Nhớ
nhưng tôi không tìm cách liên lạc, mỗi người đều có gia đình riêng với những bận
bịu lo toan, không nên làm bận lòng nhau.
Tôi và Chị quen nhau trong một lớp thư
pháp chữ Việt, học vào chiều chúa nhật hằng tuần. Thư pháp là bộ môn nghệ thuật
về viết chữ, sáng tác một tác phẩm thể hiện cái thần của chữ viết. Từ xưa thư
pháp chỉ thể hiện trên phong chữ tượng hình như chữ Hán, chữ Nôm. Ngày nay các
nhà thư pháp Việt Nam với tinh thần dân tộc đã nghiên cứu sáng tạo thư pháp chữ
quốc ngữ, gọi là Thư - pháp - Việt. Chữ Việt có cấu trúc theo mẫu tự Latin gồm
nhiều con chữ ghép lại, nét chữ dài khác hẳn với chữ Hán, nên thể hiện thư pháp
khó hơn. Ngoài Thư pháp thuần túy còn một khuynh hướng sáng tác là Thư họa:
nghệ thuật viết chữ kết hợp với họa, tác phẩm là một bức tranh điểm tô, minh họa
ý nghĩa của câu chữ đó. Tôi và Chị lại thích thư pháp thuần túy hơn dù Thư họa
cũng rất sáng tạo cần phát triển. Riêng tôi rất quí nét thư pháp bình dị chân
phương của Chị và bày tỏ mong Chị sáng tác nhiều tác phẩm nghệ thuật để có được
triển lãm cá nhân.
Dự xong khóa học tôi hiểu
tôi không có năng khiếu và không có thời gian để theo đuổi bộ môn nghệ thuật kỳ côngnày. Chị là học viên duy nhất có tác phẩm được Thầy chọn triển lãm. Tôi kém nhất
lớp không viết được một nét nào ra hồn. Những ngày cuối khóa học, học viên và
cácThầy viết tặng nhau những câu thư pháp để lưu niệm. Tôi mang hai quyển sách “
Trịnh Công Sơn, người hát rong qua nhiều thế hệ.” và “ Ernest
Hemingway truyện ngắn - tiểu thuyết" nhờ Chị và Soeur Lý Bích Nam
lưu bút. Lý Bích Nam viết một câu và tặng tôi tác phẩm MẸ thể hiện trên một
viên đá lớn. Riêng với Chị có lẽ cùng đồng cảm về TCS nên Chị thể hiện nhiều
câu thư pháp thật đẹp mang ý nghĩa triết lý là lời những bài hát TCS. Cũng
cần nói thêm có một điểm chung, ca từ những bài hát của NS. Trịnh Công Sơn được
các nhà thư pháp Việt chọn thể hiện rất nhiều. Những kỹ vật ấy
tôi luôn giữ gìn trân trọng. Nhiều lúc tôi ngồi thật lâu lặng ngắm nét chữ và
những gì Chị thể hiện trên sách và nhớ về chị, về lớp học, nhớ một thời đam mê
nghệ thuật chữ viết. Một khoảng lặng êm đềm, để rồi quên đi trong nhịp hối hả
của cuộc sống.
Cũng xin nói thêm qua điện thoại Chị
chỉ nói cho biết địa chỉ để Chị tìm cách gởi quà tặng đến tận nhà.Tôi lại nghĩ
chân tình, Chị có nhã ý tặng, đường quá xa, đâu để Chị thêm cực nhọc tốn kém. Thôi mình cũng thỉnh thoảng đi Sài Gòn sẽ ghé nhà chị nhận quà sẳn thăm Chị và
gia đình luôn, đở cho Chị phải nhọc lòng. Tôi đến nhà và được gặp Anh, chồng
Chị , một người lịch lãm, trí thức, nghiên cứu về Thiền học. Chúng tôi chuyện
trò thật cởi mở.
Không phải một bức thư
pháp mà là ba bức thư pháp Chị sáng tác tặng tôi. Theo lời Chị mỗi năm Chị
viết một bức để dành khi nào liên lạc được sẽ gởi tặng. Tôi giật mình cảm động. Nhìn tác phẩm “ Ông đồ " đã sẩm màu thời gian,
nguyên bài thơ 20 câu của thi sĩ Vũ Đình Liên được chị nắn nót từng chữ bằng mực
Tàu trên nền giấy dó. Chị đã phả vào đó tâm hồn người nghệ sĩ yêu cái đẹp biết
bao cảm xúc. Bức SAY : “ một chiều ngồi
say một đời thật nhẹ ngày qua , TCS ”. Chị thể hiện nét bút nhẹ
tênh, chữ SAY như nghiêng ngả, tác phẩm toát lên một vẻ đẹp thanh thoát. Còn
bức : “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui, chọn những bông hoa và những
nụ cười .TCS”, một đứa em thích quá, tôi đã chia sẻ tặng em món quà
xuân của Chị, mong Chị đừng buồn. Tôi mường tượng cảnh chị ngồi cặm cụi, nắn nót những
nét chữ, say sưa phả hết tâm hồn vào từng con chữ, mỗi nét bật lên cái thần tạo
ra những tác phẩm thật sự, chỉ để tặng cho một người bạn đồng học chẳng biết bây
giờ ở đâu. Tôi quá xúc động và cảm thấy mình thật diễm phúc. Cám ơn Chị, Chị là
người giúp tôi hiểu thêm được sự cao quí của đời sống con người, giữa xã hội bon
chen kiếm tìm vật chất, Chị chọn đời sống tinh thần hướng về cái đẹp nghệ thuật
và tình người. Quà tặng của Chị tôi trân trọng treo giữa phòng khách, nơi bàn
vi tính.
Biết làm gì để đáp lại tấm thịnh tình, duyên
tri ngộ này!? Lòng tôi luôn tự hỏi.
Có một lần
tôi nhận diện thoại của Chị đầy lo lắng: - “Môn năng lượng sinh học có cứu chữa
được người bị tai biến không? người bà con của tôi đang bị tai
biến, làm sao? ”. Tôi thật bối rối, làm sao giúp được người thân của Chị qua
cơn nguy hiểm. Ứớc gì bộ nôn NLSH có phép nhiệm mầu tôi sẽ bay đến
cứu giúp ngay. (Thỉnh thoảng tôi cũng nhận vài điện thoại hay tin nhắn hỏi như
thế). Nhưng không, phải thành thật, tôi thật buồn khi trả lời Chị NLSH không
có khả năng cấp cứu cơn tai biến. NLSH chỉ có tác dụng dưỡng sinh, phòng bệnh mà thôi.
Thật mừng người thân của Chị đã được đưa đến bệnh viện
kịp thời vượt qua nguy hiểm. /.
P. hương Danh
Quà xuân rất quí của Chị, những bức thư pháp:
Phương Danh