Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Người thầy thuốc với tâm hồn nghệ sĩ .

                            Người thầy thuốc với tâm hồn nghệ sĩ.

        Tôi biết anh qua trang Logspot, anh công tác trong ngành Y, ở một bệnh viện thuộc tỉnh Đồng Nai. Những trang viết anh thể hiện một người sống có lý tưởng: yêu nghề, yêu thương người, vì sức khỏe mỗi người. Anh đang cùng đội ngũ Y - Bác sĩ, những Chiến sĩ áo trắng ròng rã hai năm qua quyết liệt chiến đấu chống lại kẻ thù vô hình Virus Sars - CoV - 2 đang đe dọa sinh mạng, sức khỏe nhân koại. 

 Tôi thật hân hạnh được là bạn trên Blogspot với anh Đỗ Văn. Từ tình cảm quí mến xin viết đôi dòng cảm nhận. Tôi mạn phép xem Anh là một đại diện điển hình những người Thầy thuốc Việt Nam đang ngày đêm xả thân bảo vệ sức khỏe chúng ta. Xin bày tỏ lòng trân trọng tri ân.

      Qua những bài viết đăng trên blog anh Đỗ Văn là người toàn diện, đa tài,  một nghệ sĩ. Ngoài chuyên môn ngành Y anh còn viết văn làm thơ, soạn kịch, sáng tác nhạc,.... Anh dành nhiều công sức đầu tư trang blog thật đẹp, phong phú,.. và khiêm tốn gọi là " Lều cỏ". Vào thăm"Lều cỏ" ta nghe tiếng nhạc du dương dìu dặt, được đọc những bài thơ anh sáng tác nhiều cảm xúc. Có khi nghe anh hát, chất giọng trầm rất riêng. Những bài văn, những ca khúc anh trải lòng về tình yêu nghề; có những trang viết anh thể hiện những ưu tư trăn trở về bệnh nhân, về chuyên môn.  Trang Blogspot của anh được nhiều người hâm mộ theo dỏi, bình luận.  

    Về thơ anh anh sáng tác nhiều thể loại từ thơ tư do, đến thơ truyền thống Việt Nam như thơ lục bát, song thất lục bát. Anh còn nghiên cứu Cổ thi: am tường cấu trúc, niêm luật các thể thơ Đường; những thể thơ cực ngắn của Nhật Bản như Haiku,Tanka,... Thơ cổ rất khó làm vừa tuân thủ niêm luật, số chữ số câu,,. Thơ càng ngắn càng khó, với số chữ số câu định sẳn thơ phải có thần bật được cảm xúc, ý thơ.

Mời quí thân hữu thưởng thức vài thi phẩm của Đỗ Văn:

Một bài thơ anh xếp vào thể thơ Tự do:

                                DẪU

                 Dẫu mong manh dưới nắng,

                 Hồng vẫn trắng tinh nguyên

                 Đợi chờ người hữu duyên

                 Dâng tình yêu  thầm lặng.

Anh dùng từ "tinh nguyên" rất hay, chuẩn xác, chứ không là "trình nguyên".

   Một bài thơ lục bát được anh cải biên đầy ngẫu hứng:

                               KHỜ

              Tương tư kết một khối tình

              Ngẩn ngơ trước cổng....

              Mong nhìn thấy ai !

              Chiều nghiêng bóng nắng...

              Chiều phai....

              Ta khờ?

             Ta dại?

             Nên say

             Hương hồng !


Còn đây là bài thơ Tứ tuyệt, âm hưởng cổ thi Trung Quốc:

                    HẸN 

       Lều cỏ vẫn đây! vẫn đợi chờ...

       Nhớ người... ôi nhớ đến ngu ngơ!

       Chiều thu.... sóng biếc nao nao thẳm...

       Ảo não ...thôi đành hẹn với thơ!


Anh còn sáng tác những bài thơ cực ngắn theo phong cách thơ cổ Nhật Bản, ý thơ thâm trầm: 


                      HAIKU 100

                                Nắng mưa

                                phơn phớt lá

                                Thu vừa.


                    HAIKU 98

                            Trăng non

                             lặng trong đêm

                             môi mềm


                  TANKA 30

                         Bình yên

                         Chiều nghiêng ngỏ...

                         ngẩn ngơ

                         hòa cõi mơ

                         cánh đồng thơ...


                 SENRYU 8

                          Hoa dại

                          hòa sớm mai

                          mặc ai.


     Anh còn sáng tác nhạc, trang blogspot Đỗ Văn anh đăng 09 nhạc phẩm với nghệ danh Tuấn Lài. Khi cao hứng anh cất lên tiếng hát với chất giọng rất riêng. Xin mời nghe anh hát:


            Ngày xưa Hoàng Thị

                 NS. Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư

https://dovaden2010.blogspot.com/2021/06/ngya-xua-hoang-thi.html#more

            Ru em từng ngón xuân hồng.

                                       NS. Trịnh Công Sơn

https://dovaden2010.blogspot.com/2021/09/ru-em-tung-ngon-xuan-nong.html#more

           Con thuyền không bến

                  NS. Đặng Thế Phong

https://dovaden2010.blogspot.com/2021/08/blog-post.html#more.

Và anh còn hát nhiều ca khúc nữa.

 Mời quí thân hữu vào trang blogspot Đỗ Văn  thăm "Lều cỏ", đọc từng trang anh viết sẽ thấy tấm lòng của một  Thầy thuốc.

              Bài viết này có gì sai sót mong anh Đỗ Văn góp ý và thứ lổi giúp/.

                                                       Phương Danh



Thứ Năm, 5 tháng 8, 2021

Lá chắn thép" giúp thế giới ngăn chặn đại địch covid-19.

4 "Lá chắn thép" giúp thế giới ngăn chặn đại địch covid-19.

 https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/4-la-chan-thep-giup-the-gioi-ngan-chan-dai-dich-covid-19-879736.vov

   4 “lá chắn thép” giúp thế giới ngăn chặn đại dịch Covid-19

VOV.VN - Theo CNA, sau 18 tháng kể từ khi Covid-19 bùng phát, tới nay chúng ta có đủ kiến thức và công cụ cần thiết để ngăn chặn đại dịch, vấn đề hiện tại là áp dụng những biện pháp này đúng cách.

Mỹ hiện đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm SARS-CoV-2 thứ năm. Trong mỗi đợt dịch bùng phát, Mỹ đã phải trả giá đắt vì hành động quá ít so với những gì quốc gia này có thể làm để chống lại Covid-19.

Với việc triển khai chiến dịch tiêm chủng nhanh chóng, Mỹ đã ngăn chặn được đáng kể số ca mắc bệnh mới, nhưng giờ đây, sự xuất hiện của biến thể Delta đang đe dọa những người chưa tiêm vaccine.

Từ những gì chúng ta biết về khả năng thích nghi và phát triển của SARS-CoV-2 thông qua cách virus đột biến, có một lựa chọn khả thi để kiểm soát dịch bệnh lâu dài, đó là một chiến lược kết hợp vaccine và thuốc điều trị Covid-19 đang được phát triển nhanh chóng, cùng với các biện pháp y tế công cộng cũng như sự hợp tác sâu rộng của toàn cầu. 

Vaccine

Vaccine được cho là “vũ khí tối thượng” đầu tiên chống lại đại dịch Covid-19. Thế hệ vaccine đầu tiên ở Mỹ có hiệu quả cao và thế hệ thứ hai, thứ ba và các thế hệ tiếp theo sẽ cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn.

Tuy nhiên, ngay cả việc mũi tiêm nhắc lại đang được nghiên cứu và vaccine thế hệ tiếp theo sẽ được điều chỉnh để ngăn chặn các biến thể mới, chỉ riêng việc tiêm chủng cũng không có khả năng chấm dứt đại dịch.

Không phải tất cả mọi người đều có kháng thể bảo vệ sau khi tiêm vaccine Covid-19. Trong trường hợp tốt nhất, vaccine có khả năng giảm 95% nguy cơ lây nhiễm chủng SARS-CoV-2 ban đầu. Sự xuất hiện của biến thể Delta với khả năng lây lan nhanh chóng đang là mối đe dọa đối với hiệu quả của vaccine.

Ngay cả khi toàn bộ dân số Mỹ được tiêm chủng, 17,5 triệu người vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 nếu phơi nhiễm với virus.

Ngoài ra, một lượng lớn những người mắc bệnh nền, những người được cấy ghép nội tạng, những người dùng thuốc ức chế miễn dịch, bệnh nhân ung thư và một phần dân số cao tuổi cũng sẽ ít khả năng miễn dịch hơn khi tiêm vaccine.

Bên cạnh đó, giống như sự bảo vệ của vaccine cúm, có những bằng chứng ban đầu cho thấy khả năng miễn dịch do vaccine Covid-19 cung cấp có thể giảm dần theo thời gian.

Thuốc kháng virus

Thuốc kháng virus và thuốc dự phòng Covid-19 sẽ là “lá chắn” Covid-19 thứ hai sau vaccine. Chính phủ Mỹ gần đây đã công bố kế hoạch chi 3,2 tỷ USD để phát triển các phương pháp điều trị kháng virus đối với bệnh Covid-19.

Mặc dù hầu hết mọi người tập trung vào việc sử dụng các loại thuốc này như một phương pháp điều trị, nhưng tiềm năng thực sự của chúng nằm trong việc kiểm soát đại dịch, bởi việc dùng thuốc dự phòng có thể ngăn những người đã phơi nhiễm với virus không mắc bệnh hoặc lây truyền SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, những loại thuốc này chưa thể sử dụng rộng rãi do chi phí sản xuất cao. Phương pháp lý tưởng nhất là thế hệ thuốc kháng virus tiếp theo sẽ ở dạng viên nén, có thể sử dụng ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao như cơ sở chăm sóc dài hạn, nơi có nhiều người bị ức chế miễn dịch miễn và không thể dựa vào sự bảo vệ của vaccine.

Thuốc kháng virus cũng có thể được sử dụng trong các trường học, doanh nghiệp, đội thể thao và thậm chí cả những con tàu trên biển. Nếu một người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, những người xung quanh có thể uống một viên thuốc kháng virus để ngăn ngừa lây nhiễm.

Các biện pháp y tế công cộng

“Lá chắn” Covid-19 tiếp theo sẽ đến từ các biện pháp y tế công cộng để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2.

Các quốc gia như Australia, Trung Quốc, New Zealand và Singapore đã thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng dịch như xét nghiệm diện rộng, truy vết tiếp xúc, kiểm soát chặt chẽ biên giới và yêu cầu cách ly đối với người nhập cảnh.

Những chiến lược như vậy là biện pháp phòng dịch quan trọng khi các nước đối mặt với hầu hết các bệnh truyền nhiễm trong lịch sử gần đây. Tuy nhiên, ở Mỹ và một số quốc gia khác trên thế giới, việc xét nghiệm diện rộng và truy vết tiếp xúc đã bị đình trệ.

May mắn thay, các loại thuốc kháng virus mới có thể thay thế các biện pháp phòng dịch này. Thay vì thực hiện các biện pháp như “xét nghiệm, truy vết tiếp xúc và cách ly”, chúng ta có thể thay thế bằng “xét nghiệm, truy vết tiếp xúc và uống thuốc kháng virus”.

Những loại thuốc này cũng có thể giúp việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn, loại bỏ yêu cầu cách ly trong thời gian dài.

Sự hợp tác của toàn cầu

Ba “tuyến phòng thủ” đầu tiên đã tạo thành một lớp bảo vệ tuyệt vời trước Covid-19. Nhưng chúng sẽ không đủ để ngăn chặn đại dịch nếu không được triển khai ở mọi nơi trên toàn cầu.

Để có được lá chắn bảo vệ cuối cùng trước Covid-19, cộng đồng quốc tế phải hợp tác cùng nhau để cải thiện việc giám sát tình hình dịch bệnh và cung cấp khả năng tiếp cận đối với việc xét nghiệm, vaccine và các phương pháp điều trị.

Những quốc gia có thu nhập cao đang dư thừa vaccine có thể chia sẻ nguồn cung cho những nước nghèo hơn. Bên cạnh đó, nỗ lực tăng cường sản xuất vaccine nội địa đang được tiến hành ở những khu vực chưa tiếp cận được với vaccine. 

Bên cạnh những nỗ lực này, cộng đồng quốc tế cần đầu tư vào giám sát dịch bệnh toàn cầu để xác định các đợt bùng phát mới, đặc biệt là các đợt dịch do các biến thể có khả năng lây truyền cao gây ra.

Điều này đòi hỏi sự giám sát nâng cao, theo dõi sự phát triển của virus trên tất cả các khu vực và một phương pháp chia sẻ dữ liệu thực tế rộng rãi.

Cộng đồng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và nhà sản xuất dược phẩm trên toàn cầu sẽ phải xác định cách vaccine và phương pháp điều trị chống lại các biến thể mới.

Sau 18 tháng kể từ khi Covid-19 bùng phát, tới nay chúng ta có đủ kiến thức và công cụ cần thiết để ngăn chặn đại dịch, vấn đề hiện tại là áp dụng những điều này đúng cách và không chỉ áp dụng đơn lẻ một biện pháp. 

Kết hợp 4 lá chắn gồm vaccine, thuốc kháng virus, các biện pháp y tế công cộng và sự hợp tác toàn cầu cùng với nhau có thể ngăn chặn đại dịch Covid-19 và đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường./.

 

                                               

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Cách để giữ bản thân, gia đình an toàn trong dịch Covid-19.

 Mời xem bài viết và video:

(chân thành cảm ơn quí Bác sĩ)

*     Bác sĩ Trương Hữu Khanh: 

Cách để giữ bản thân, gia đình an toàn trong dịch Covid-19.

https://thanhnien.vn/gioi-tre/cach-de-giu-ban-than-va-gia-dinh-an-toan-trong-dich-covid-19-1419941.html?fbclid=IwAR2pK4MPHL7sTb0CSEGNHNCIglpCvAFgdoHde8GIExnFDeLwSDZM68QS-S8

  

Youtube:

* BS Trương Hữu Khanh:

 Cách chống lây Covid -19 cho bản thân, gia đình, cộng đồng

                     


   Bác sĩ Cao Xuân Ngọc. 

PHÒNG CHỐNG DỊCH - 6 Điều Cần Phải Làm Để Không Biến Mình Thành F0.

                             

                                              Phương Danh


Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

Chiều nay con về.

 Chiều nay con về.

      Ba tuần rồi con xuống thành phố Hồ chí Minh làm việc ở hắn không  về, dịch bệnh đang bùng phát, chúng tôi thật lo.

     Chiều chúa nhật 30 - 5 con đang sửa soạn ăn cơm rồi xuống Sài Gòn để mai đi làm. Bất ngờ một thông báo khẩn, do dịch covid-19  TP. HCM quyết định giãn cách xã hội toàn thành phố theo chỉ thị 15 Thủ tướng Chính phủ. Riêng quận gò Vấp và phường Thạnh lộc quận 12, nghiêm trọng hơn giãn cách theo chỉ thị 16. 

     Lo quá nếu con đi làm nhỡ nhiễm bệnh rồi sao? Tôi khuyên con nên ở nhà, điện báo công ty vì giãn cách không xuống được.Con suy nghĩ hồi lâu rồi giải thích, con vẫn phải đi không ở nhà được, khi nào công ty cho phép mới được nghỉ. Con còn bận hướng dẫn một sinh viên thực tập không thể nghỉ ngang. Con trấn an, nếu không ổn con sẽ xin về. Chúng tôi đành tôn trọng quyết định của cháu. Nhìn con lấy xe đi mà nẫu ruột.

Thứ hai con điện về nói công ty vẫn làm việc bình thường con ở làm đến cuồi tuần sẽ về như mọi khi, ba mẹ an tâm, ở dưới này cũng bình yên không có gì đáng lo. Chúng tôi cũng an lòng mong tối thứ sáu sẽ gặp con. Nhưng tối thứ năm con điện về, tuần này con không nên về nhà, rủi mang mầm bệnh nguy hiểm. Ba mẹ đừng lo con sẽ cố thủ trong nhà trọ cùng hai bạn. Con sẽ không đi đâu, đặt cơm qua shipper, con có mua online khẩu trang Wakamono ba giới thiệu con mang cũng tốt. Ba mẹ an tâm, không sao đâu.

       Tình hình dịch bệnh căng hơn, lần đầu tiên con đi làm cuối tuần không về.Thật lo mà không làm gì được.. Chỉ mong mọi việc yên ổn, dịch covid-19 được kiểm soát tốt.
Nhưng diễn biến càng ghiêm trọng, dịch bùng phát khắp cả nước. 
Qua ba lần khống chế dịch covid-19 thành công, sau thời gian yên ổn, ngày 27 - 5  Covid-19 bùng phát trở lại với biến chủng Delta hình thành từ Ấn Độ. Nguy hiểm gấp bội: lây nhiễm cực nhanh theo cấp số nhân, chu kỳ chỉ ba ngày nếu không truy vết kịp sẽ mất kiểm soát. Sức khỏe bệnh nhân covid-19 diễn biến phức tạp hơn, không chỉ người già người trẻ tuổi cũng có thể tử vong. 
Nguy hiểm nhất dịch bệnh xâm nhập vào các khu công nghiệp, nhà trọ công nhân ở Bắc giang, Bắc Ninh, Thủ đô Hà Nội. Chỉ thời gian ngắn biến thể Delta tràn đến TP.HCM, trung tâm Kinh tế cả nước. Các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai,..vùng kính tế trọng điểm phía Nam bị đe dọa. Bình Dương cũng giãn cách vì xuất hiện ổ dịch ở các thành phố Dĩ An,Thuận An, Thủ Dầu Một. Trong khi Sài Gòn nơi con làm việc số ca bệnh mỗi gày một tăng. Nhiều ca nhiễm không truy được nguồn gốc. Dịch bệnh đang bùng phát trong cộng đồng, trong khu công nghiệp, đến chợ, nơi tập trung đông người. Mầm bệnh từ người nhiễm mang về nhà đến nơi làm việc rất khó kiểm soát.
Chúng tôi mong công ty nghỉ việc để con được về. Nhiều lúc sốt ruột muốn xuống thăm nhưng xe buýt đã ngưng chạy. Mong sao hết giãn cách con về.
Mới thứ năm, buổi tối con điện về. Chuông reo màn hình hiện tên, thật mừng chắc con báo chiều mai sẽ về. Nhưng không con nói vẫn phải ở lại để hoàn tất việc hướng dẫn thực tập. Chúa nhật 13 - 6 sắp tới Sài gòn sẽ hết thời hạn cách ly nhưng dịch bệnh vẫn không kiểm soát được, chưa biết sao. Số ca nhiễm mỗi ngày vẫn tăng. Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM bệnh viện chính điều trị Covid-19 gặp sự cố nghiêm trọng, ngưng tiếp nhận bệnh nhân. Nhiều y Bác sĩ, nhân viên nhiễm nCoV, từ 22 ca ban đầu chỉ vài ngày đã tăng lên 65 ca dù họ đã chích ngừa đủ 02 liều. Diễn biến thật khó lường. Chuỗi lây nhiễm từ một hội Truyền giáo ở Gò Vấp tiếp tục lan vào khu dân cư, vào một số khu công nghiệp. Nhiều F0 không rõ nguồn lây, nhiều F0 lang thang chưa phát hiện.Thật nguy hiểm, con vẫn chưa về được. Ba mẹ an tâm chỗ con tạm ổn, vẫn làm việc bình thường. Nhưng làm sao an tâm được khi có từ 60 - 80% ca bệnh không triệu chứng, âm thầm lây nhiễm trong công đồng, người già, người mắc bệnh mãn tính, bệnh lý nền,... sẽ là nạn nhân.
Vậy con vẫn Không về dù dịch bệnh đang lây lan mạnh. Phải giãn cách, cách ly những nơi dịch xuất hiện nhưng không ngưng các hoạt động sản xuất, dịch vụ, không thể gián đoạn chuỗi cung ứng. Toàn hội thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược vừa chống dịch vừa duy trì hoạt động kinh tế.
   Từ nay biến thể Delta đã xâm nhập cộng đồng ở nhiều nơi, xã hội cần tìm cách sống chung với dịch bệnh covid - 19. Mong Việt Nam mình vẫn vững vàng chống dịch, không sụp đổ hệ thống y tế như Ấn Độ, Brazil./.
                                                                   Phương Danh


Thứ Bảy, 26 tháng 6, 2021

Đại dịch mới quá và lớn quá nên ta chưa thấy hết mọi hệ quả của nó. TS.Nguyễn Tường Bách.

Một bài viết thông tuệ.

Đại dịch mới quá và lớn quá nên ta chưa thấy hết mọi hệ quả của nó.

24/06/2021 10:33 GMT+7

TTO - Nhà nghiên cứu, tác giả, dịch giả Nguyễn Tường Bách trò chuyện với Tuổi Trẻ về quan điểm, chia sẻ chiêm nghiệm của một nhà khoa học, một tác giả, dịch giả trước cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu...

Đại dịch mới quá và lớn quá nên ta chưa thấy hết mọi hệ quả của nó - Ảnh 1.

Tác giả Nguyễn Tường Bách trong vườn nhà

Cuộc trao đổi này được thực hiện qua email, theo đề nghị của nhân vật là gửi và hồi đáp từng câu hỏi một. Cách chuyện trò nhỏ nhẹ, từ tốn và chừng mực này cũng là phong thái mà chúng tôi cảm nhận được ở TS Nguyễn Tường Bách trong đời thường.

Sự đấu tranh giữa các giá trị tinh thần

* Trong tác phẩm Mùi hương trầm, ông như một hành giả trong thế giới hiện đại, nỗ lực dẫn dắt người đọc trở về suối nguồn thiêng liêng và minh triết từ Ấn Độ đến Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa...

Trong đại dịch COVID-19, truyền thông hằng ngày đang trình thuật bức tranh tai ương bao trùm lên những vùng "đất thánh" và "sông thiêng" trên hành trình mà ông đã từng đi qua. Những hình ảnh thảm khốc đó hẳn gợi lên trong ông nhiều suy tư?

- Mật độ dân cư quá cao và thái độ bất chấp của dân chúng đối với dịch bệnh đã làm COVID-19 lan truyền dễ dàng trong xã hội Ấn Độ. Thật là đau buồn khi thấy số lây nhiễm và tử vong tại đó quá cao.

Nhưng tôi không ngạc nhiên lắm khi thấy các cảnh dân chúng tắm gội và thiêu xác bên dòng sông Hằng. Tâm thức người bình dân Ấn Độ rất khác, họ có khuynh hướng xem dịch bệnh là một chuyển động của vũ trụ tâm linh và cam mình chịu đựng.

* Rõ ràng đại dịch lần này đòi hỏi một cách tiếp cận hiểu biết để giảm thiểu mất mát và vượt qua bằng những nỗ lực nghiên cứu khoa học hướng tới phục vụ nhân sinh trong tinh thần liên đới. Nhìn lại thì các đại dịch trong lịch sử đều thúc đẩy những cuộc định hình lại thế giới...

- Đại dịch lần này mới quá và lớn quá nên có lẽ ta chưa thấy hết mọi hệ quả của nó. Nhưng trước mắt thì nhờ đại dịch mà nhân loại có loại thuốc tiêm chủng mRNA, một đột phá mới trong ngành y khoa để phòng ngừa các bệnh nan y như corona, như ung thư.

Tiếp đến, ngành y học sẽ đóng một vai trò quan trọng hơn trong sự tổ chức xã hội. Khoa học kỹ thuật và kinh tế sẽ lấy đó làm tiêu chuẩn đo lường hiệu quả. Các thể chế chính trị cũng phải dùng hiệu quả của ngành y tế để xây dựng tính chính danh của mình.

Xa hơn nữa, con người phải nhìn lại những vấn đề của môi trường sống do mình gây ra, phải xét lại sự tàn phá thiên nhiên, sự biến đổi khí hậu... Còn một mối nguy đáng sợ hơn là trước sự tàn phá ghê gớm của dịch bệnh, không khỏi sẽ có những đầu óc muốn biến nó thành một loại vũ khí sinh học...

* Trong cuốn tiểu luận Lưới trời ai dệt, từ lịch sử tiến hóa của tri thức khoa học và triết học, ông đã có những phân tích tường minh về sự cách biệt đến đối kháng giữa tôn giáo và khoa học, giữa thực nghiệm và tín điều.

Nhưng ông có nghĩ rằng trong cuộc khủng hoảng hiện nay, khi phương pháp thực nghiệm chưa đem lại những giải đáp thỏa đáng về những vấn nạn chung, thì xây dựng lại ngôi nhà tinh thần lành mạnh là cách thế để con người vượt qua những suy kiệt và khủng hoảng?

- Vấn nạn hiện nay của nhân loại là một mặt con người đạt được những thành tựu phi thường về khoa học kỹ thuật, phát hiện những điều bất ngờ nhất về vũ trụ và vật chất, tìm ra rất nhiều khả năng đem lại sức khỏe và ấm no cho con người, nhưng đời sống tinh thần không hề lành mạnh hơn so với thời xưa.

Bạo lực bất công và dối trá lan tràn khắp nơi, trong mọi châu lục. Làn sóng di dân xưa nay từng có, nhưng chưa bao giờ mạnh như bây giờ dù trong nạn dịch. Khi con người bỏ nước ra đi, từ châu Phi qua châu Âu hay từ Nam Mỹ lên Bắc Mỹ, điều đó nói lên sự tuyệt vọng trước sự bế tắc tương lai.

Đặc trưng của thế hệ chúng ta hiện nay là sự đấu tranh giữa các giá trị tinh thần, thể hiện trong các nhà nước, giữa các thể chế. Sự đấu tranh này rất phức tạp, ẩn náu dưới nhiều hình thức và nhân vật chính trị khác nhau. Không ai có thể nói nó sẽ đi về đâu. Ta chỉ có thể nói chung nhân loại sẽ chịu đựng "cộng nghiệp" chung của chính mình.

Nếu cần hành động thì hãy "thuận pháp"

* Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, triết gia Edgar Morin cho rằng cuộc khủng hoảng này sẽ kích thích tính tự lập, sự sáng tạo. Ông nghĩ sao về điều này?

- Sự sáng tạo là một dạng đột biến của tư tưởng. Nó chỉ đến khi ta không bị kinh nghiệm của quá khứ trói buộc, khi tâm thức được tự do.

Sự sáng tạo dễ sinh ra khi tâm hoàn toàn thư giãn nhưng nó cũng xuất hiện khi tâm bị các điều kiện mới mẻ gây bức xúc tột độ. Cuộc khủng hoảng này với con số tử vong gần 4 triệu người và quy mô tàn phá của nó là một chấn động xưa nay chưa có.

Một hệ quả tất yếu của nó là những phát minh về y khoa ra đời như đã nói. Người ta bừng tỉnh trước thái độ của chính mình đối với thiên nhiên, về sự mong manh của sức khỏe con người trong thế giới sinh vật.

Cũng nhờ cơn đại dịch mà người ta thấy mặt trái của sự phụ thuộc lẫn nhau quá mức về kinh tế và xã hội của xu hướng toàn cầu hóa. Một thí dụ là phần lớn thuốc men của thế giới đều được sản xuất tại Ấn Độ và Trung Quốc, chẳng qua là do yếu tố kinh tế.

Sự "phân công" này đã đạt tới mức bất hợp lý. Qua đó con người thấy lại mặt tích cực của tính tự lập, sự tổ chức hoàn thiện trong từng khu vực, từng quốc gia trên thế giới.

* Là một người thấm nhuần tư tưởng Phật giáo, luận điểm nào đem lại cho ông cái nhìn sáng sủa về hiện tượng cuộc khủng hoảng đang xảy ra?

- Đã nhiều năm tôi nhận thức sự vật theo cách nhìn "Duyên khởi" của Phật giáo. Tức là trước mọi biến chuyển, từ chuyện giản đơn hằng ngày đến mọi hình thái vận hành trên thế giới, tôi thử tìm nguyên nhân nào, điều kiện nào mà sự vật phát sinh và diễn biến. Và dừng lại tại đó.

Không phán đoán đúng sai, không đánh giá tốt xấu hay thiện ác. Tôi nhìn hiện tượng như nhìn một dòng sông, xem tại sao nó chảy đến đây và không phê phán chảy về hướng bắc hay hướng nam là tốt hay xấu.

Kinh nghiệm của tôi là cái nhìn như thế rất thuận tiện để nhìn lịch sử một quốc gia, thí dụ lịch sử Việt Nam. Đối với một vị cựu tổng thống từng gây tranh cãi như ông Trump chẳng hạn, ta cũng có thể gác chuyện thương ghét qua một bên, dùng "duyên khởi" mà nhìn thì có thể giải thích tất cả một cách thỏa đáng...

Cuối cùng, sau quá trình nhận thức, nếu cần hành động thì ta hãy "thuận pháp", tức cố gắng làm sao cho tất cả đều an vui.

Tái bản 3 cuốn sách của Nguyễn Tường Bách

sach nguyen tuong bach tai ban 6(read-only)

Ba cuốn sách vừa được tiếp tục tái bản của Nguyễn Tường Bách - Ảnh: N.V.N.

TS Nguyễn Tường Bách sinh năm 1948 tại Thừa Thiên Huế; du học Đức năm 1967, hiện sống ở một thị trấn nhỏ, cách trung tâm Frankfurt (Đức) 50 cây số. Ông là nhà nghiên cứu vật lý, tác giả của các tác phẩm được yêu thích như: Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Mộng đời bất tuyệt và là dịch giả của các tác phẩm: Con đường mây trắng (Anagarika), Đạo của vật lý (Fritjof Capra), Đối diện cuộc đời (Jiddu Krishnamurti), Sư tử tuyết bờm xanh (Surya Das), Thiền trong nghệ thuật bắn cung (Eugen Herrigel). Trong đó, tác phẩm Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai của ông vừa được tái bản.

Chia sẻ về việc lâu nay không xuất bản tác phẩm mới, TS Nguyễn Tường Bách nói: "Thật lòng tôi không hề ngờ các cuốn sách khô khan của mình mà cũng có độc giả. Tôi chỉ viết khi có một điều gì thôi thúc trong tâm. Không thôi thúc thì không viết, hiện nay có vẻ không có gì cả. Như giếng cạn nước rồi".

Nguyễn Tường Bách: Thênh thang những con đường bằng lời...Nguyễn Tường Bách: Thênh thang những con đường bằng lời...

TT - Một lần nữa, bạn đọc Việt Nam gặp lại Nguyễn Tường Bách trong tác phẩm mới nhất: Đường rộng thênh thang, gồm các bài báo của ông đã công bố, các bài tham luận, trả lời phỏng vấn... do nhà sách Văn Thành và NXB Hồng Đức liên kết xuất bản.

NGUYỄN VĨNH NGUYÊN thực hiện